PMS System – Indispensable Management Tool for Hotel Industry Today

Khách Sạn Thích Nghi Linh Hoạt Để Trụ Vững Giữa Mùa Dịch COVID-19

March 11, 2020

Có thể nói, COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế thế giới điêu đứng, đặc biệt là ngành hàng không, du lịch và khách sạn. Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung khi lượng du khách sụt giảm rất mạnh, phải kể đến là thị trường khách Trung Quốc (nguồn khách chiếm 32% tổng số khách đến Việt Nam). Điều này mang đến “không khí ảm đạm” cho ngành khách sạn tại Việt Nam.

Tình hình khách sạn tại Việt Nam trong mùa dịch

Có thể nói, COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế thế giới điêu đứng, đặc biệt là ngành hàng không, du lịch và khách sạn. Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung khi lượng du khách sụt giảm rất mạnh, phải kể đến là thị trường khách Trung Quốc (nguồn khách chiếm 32% tổng số khách đến Việt Nam). Điều này mang đến “không khí ảm đạm” cho ngành khách sạn tại Việt Nam.

Wifi Marketing

Khách sạn chịu tổn thất to lớn trong mùa dịch Corona.

Hà Nội – Hàng loạt khách sạn đóng cửa, giảm giá phòng đến 60% vẫn “ế.

Theo ước tính của Sở Du lịch Hà Nội, lượng du khách trong hai tháng đầu năm khoảng 3,56 triệu, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khách quốc tế chỉ 844.000 người. Riêng tháng 2, khách du lịch đến Hà Nội chỉ đạt hơn 1,3 triệu lượt, giảm 45,5%. Tính đến ngày 2/3, gần 20.000 lượt khách quốc tế, hơn 19.000 lượt khách nội địa đã hủy tour đến Thủ đô vì lo sợ dịch bệnh COVID-19, ước tính thiệt hại lên đến hang tỷ đồng. Nhiều khách sạn thực hiện giảm giá mạnh 50-60%, chạy nhiều chương trình ưu đãi… để cầm cự qua mùa dịch nhưng tình hình chung vẫn không cải thiện.

Wifi Marketing

Khách sạn tại Hà Nội “lao đao”, giảm giá mạnh để thu hút booking. Ảnh: VietNamNet.

Nha Trang, Khánh Hòa – Thiệt hại nặng, cắt giảm nguồn lao động mạnh.

Là 1 trong 4 tỉnh đầu tiên ghi nhận ca dương tính với nCov và là địa phương tiếp nhận lượng khách Trung Quốc lớn nhất nước (chiếm 70% lượng khách quốc tế toàn tỉnh), chắc chắn Khánh Hòa, Nha Trang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi với lượng khách sụt giảm “không phanh”.
Điển hình nhất là một khách sạn 5 sao tại đây vừa báo lỗ 5 tỉ đồng trong tháng dịch, công suất phòng dự kiến đạt mức 80-95% vào tháng 1 thì bị hủy còn 60%, trong tháng 2 có đến 85% số buồng trống, tháng 3 công suất chỉ ước tính đạt 5-10%; chưa kể các chi phí vận hành, bảo quản nguyên liệu, chi phí trả lương, đóng bảo hiểm cho nhân viên, các khoản vay ngân hàng, thuê mặt bằng.
Tuy nhiên, điạ phương đã nỗ lực kiểm soát tốt dịch bệnh và đang đón tiếp một lượng lớn khách Nga quay trở lại, ước tính gần 40.000 lượt và đang tăng dần hàng tháng, nên mở ra tia hi vọng mới cho ngành du lịch- khách sạn Khánh Hào, Nha Trang trong mùa dịch.

Đà Nẵng – Hàng chục nghìn lao động ngành dịch vụ du lịch mất việc.

Cũng giống như Khánh Hòa – Nha Trang, Đà Nẵng là thành phố du lịch chào đón lượng lớn khách quốc tế đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc, 2 quốc gia điểm nóng về dịch bệnh. Thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, tổng lượt khách đến trong Quý I/2020 chỉ ước đạt 1,3 triệu lượt, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái – thiệt hại về doanh thu riêng khối lưu trú, lữ hành, vận chuyển ước tính lên đến hơn 700 tỷ đồng.

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết, chỉ tính đến thời điểm hiện nay, toàn ngành có hơn 23 nghìn trên tổng số 35 nghìn lao động của 800 doanh nghiệp du lịch bị mất việc tạm thời. Trong đó hơn 18.000 lao động khối dịch vụ (khách sạn, vận chuyển, điểm đến), 1.000 lao động khối lữ hành và 4.000 hướng dẫn viên du lịch.

Đà Lạt – Sụt giảm lượng khách du lịch.

Đà Lạt hiếm khi đón du khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay khách Châu Âu nên được xem là điểm đến an toàn so với các địa phương khác. Dù chưa ghi nhận ca nhiễm bệnh nào, tuy nhiên, ngành du lịch Đà Lạt cũng cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực của nCoV trong suốt 2 tháng qua. Nhiều khách sạn cho biết, khi chưa có dịch, công suất phòng đạt khoảng 80%, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 20-30%, du khách vắng vẻ. Thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có đến 28.000 đêm phòng bị hủy. Một số khách sạn đã phải giảm 30-50% giá phòng để thu hút khách nhưng vẫn chưa thấy khả thi.

Wifi Marketing

Thành phố ngàn hoa vắng bóng khách du lịch những tháng đầu năm 2020 vì dịch COVID-19. Ảnh: Baomoi.com.

TP.HCM

Tính đến thời điểm hiện tại, TP.HCM có hơn 4.500 cơ sở lưu trú (hơn 90% trong số đó là cơ sở 1-2 sao hoặc chưa xếp hạng). Đánh giá sơ bộ cho thấy, tổng doanh thu cơ sở lưu trú đã giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái (bao gồm doanh thu bán phòng, nhà hàng và các dịch vụ trong cơ sở lưu trú).

Khách Sạn Linh Hoạt Thích Nghi Để Trụ Vững Giữa Mùa Dịch COVID-19

Tổn thất là điều không thể tránh khỏi, do đó thay vì bị động hứng chịu những hậu quả mà dịch bệnh toàn cầu COVID-19 mang lại, khách sạn cần có chiến lược thay đổi để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tái cơ cấu nhân sự

Trong thời điểm vắng khách này, khách sạn có thể khuyến khích nhân sự nghỉ phép trước hạn, bên cạnh đó áp dụng chính sách luân chuyển qua các phòng ban, sắp xếp lại công việc cho phù hợp. Tân dụng khoảng thời gian này để đào tạo, nâng cao tay nghề nhân viên và chuẩn bị cho sự phục hồi.

Tìm kiếm các thị trường mới

Việc phụ thuộc lớn vào một thị trường nào đó sẽ khiến tổn thất càng cao khi khủng hoảng xảy ra, và dễ thấy nhất chính là tình trạng phụ thuộc vào du khách Trung Quốc của ngành du lịch Việt Nam. Vì vậy, điều cần làm hiện nay là các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường phục vụ và khảo sát để xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với tâm lý và nhu cầu của du khách, nỗ lực tiếp thị, thu hút các thị trường thay thế Trung Quốc, ưu tiên khách châu Âu, Mỹ, Úc, Đài Loan, …

Sáng tạo dịch vụ mới

Để có thể tạo ra doanh thu mới bù đắp phần nào cho tổn thất công suất phòng thấp, khách sạn có thể tận dụng nguồn lực của mình để phục vụ những nhu cầu khác như:

  1. Tận dụng không gian trống thành văn phòng cho thuê tạm thời cho các công ty.
  2. Cung cấp dịch vụ vệ sinh cho khách hàng doanh nghiệp. Bằng cách này, khách sạn vừa có thể phục vụ nhu cầu mới và tạo điều kiện cho nhân viên của mình vẫn đảm bảo công việc của mình.
  3. Đẩy mạnh dịch vụ ăn uống, phát triển các thực đơn mới với giá hấp dẫn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, khách sạn còn có thể thực hiện phục vụ tiệc bên ngoài, hoặc giao thức ăn đến canteen của các doanh nghiệp lớn.
Wifi Marketing

Phục vụ tiệc tận nơi có thể là dịch vụ mà khách sạn có thể nghĩ đến để tăng thêm doanh thu giữa mùa dịch COVID-19.

Duy trì quan hệ tốt với khách hàng

Đây là thời gian khách sạn cần tận dụng để xây dựng và củng cố quan hệ với khách hàng quen qua email và điện thoại. Cho họ biết khách sạn đã và đang nỗ lực phòng chống dịch và giới thiệu về các chương trình ưu đãi đang chạy.

Với một số chia sẻ trên, hi vọng khách sạn có thể tìm được giải pháp phù hợp cho mình để tạo ra nguồn doanh thu mới, góp phần giảm bớt ảnh hưởng mà dịch bệnh toàn cầu này mang lại.

Trò chuyện cùng Hotel Link

Relative Posts

Good Recommendations for Hotels During COVID-19

Những điều cần biết khi kinh doanh homestay để tránh rủi ro

Kinh doanh lĩnh vực nào cũng đều có sự rủi ro. Tuy nhiên, để thực…

Chiến lược marketing cho resort giúp đột phá doanh thu

Chiến lược marketing cho resort giúp đột phá doanh thu

Để xây dựng chiến lược marketing phù hợp cho resort đòi hỏi bạn cần có…

4 Giai Đoạn Trong Hành Trình Khách Hàng Của Khách Đặt Phòng

4 Giai Đoạn Trong Hành Trình Khách Hàng Của Khách Đặt Phòng

Trước khi là khách đặt phòng, họ thường là khách du lịch và hành trình…