Các loại giá phòng cần biết của khách sạn
Giá phòng khách sạn rất đa dạng và là một lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh khách sạn mà bạn cần nắm rõ để biết cách tăng doanh thu hiệu quả. Có nhiều loại giá chỉ được áp dụng tại một số thời điểm nhất định và tác động lớn đến việc thúc đẩy bán phòng. Dưới đây là các loại giá phòng khách sạn mà Hotel Link đã tổng hợp, các bạn có thể tham khảo để linh hoạt trong chiến lược giá của mình.
Giá công bố (Rack Rate)
Giá công bố (Rack rate) là mức giá gốc được xác định cho một loại phòng cụ thể, không bao gồm bất kỳ ưu đãi hay dịch vụ thêm nào khác ngoài dịch vụ phòng.
Giá công bố được in trên bảng giá phòng chính thức và được sử dụng trong các thủ tục đăng ký, pháp lý…của khách sạn, nhằm đảm bảo tuân thủ theo chính sách thuế của Nhà nước.
Dựa trên giá công bố, khách sạn sẽ tạo ra các mức giá đặc biệt khác tùy vào tỷ lệ chiết khấu, ưu đãi tương ứng.
Giá đặc biệt (Special Rate)
Giá đặc biệt là giá phòng đã giảm theo phần trăm dựa trên mức giá công bố. Mức giá này sẽ được áp dụng cho những đối tượng đặc biệt, cụ thể là:
Khách lưu trú dài hạn.
Khách hàng thường xuyên đặt phòng, sử dụng dịch vụ tại khách sạn.
Khách hàng là nhân viên của công ty đối tác.
Gia đình có trẻ em đi cùng (thông thường trẻ em dưới 12 tuổi thì sẽ được tính theo mức giá này).
Giá dành cho công ty (Corporate Rate)
Giá cho công ty là giá phòng dùng cho những công ty cung cấp các dịch vụ thường xuyên cho khách sạn, chuỗi khách sạn.
Different room rates
Mức giá này có thể thay đổi tùy vào dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách sạn.
Giá khách đoàn (Group Rate)
Đây là mức giá được khách sạn áp dụng cho lượng khách đặt phòng lớn, và so với giá công bố, giá khách đoàn đã được chiết khấu và phần trăm giảm giá ít hay nhiều tùy vào từng khách sạn.
Giá khách đoàn áp dụng cho những khách hàng như:
Công ty du lịch, lữ hành
Công ty đặt phòng cho hội thảo, hội nghị,…
Giá khuyến mãi
Giá khuyến mãi thường được áp dụng trong những thời kỳ thấp điểm hoặc những dịp kỷ niệm của khách sạn.
Promotional rate is applied during low season
Bên cạnh đưa ra giá khuyến mãi, nhiều khách sạn còn bổ sung nhiều tiện ích như: tự chọn bữa tối miễn phí, miễn phí Wifi,…
Giá khuyến mãi đưa ra vào mùa thấp điểm sẽ giúp thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho khách sạn.
Giá khích lệ (Incentive Rate)
Giá khích lệ là mức giá áp dụng cho những cá nhân nằm trong hiệp hội nào đó có liên kết với khách sạn, hay có sở hữu các thẻ thành viên hoặc thẻ tín dụng như: thẻ VISA/ thẻ Master/ thẻ Amex.
Trong các loại giá phòng khách sạn thì giá khích lệ là mức giá dành cho những doanh nghiệp giới thiệu tiềm năng.
Giá đặt phòng sớm (Early Bird Rate)
Các khách sạn sẽ có loại giá đặt phòng sớm thường gọi là Early Bird, dành cho những khách hàng đặt phòng trước số ngày quy định, có thể là 1 tuần, 2 tuần hoặc 1 tháng,…
Early Bird giúp khách sạn dần lấp đầy phòng trống và tối đa doanh thu, trong khi khách hàng thì chọn được phòng và dịch vụ phù hợp nhu cầu của mình với mức giá tốt mà không cần tranh giành với ai. Đây là công cụ marketing miễn phí khá hiệu quả cho khách sạn.
Để áp dụng loại giá này một cách tối ưu, bạn nên tính toán thời điểm nào sẽ tung ra ưu đãi này, số ngày đặt phòng trước với mức chiết khấu thích hợp dựa trên tình hình kinh doanh của khách sạn, và kết hợp truyền thông rộng rãi trên các kênh của khách sạn để tiếp cận đến nhiều khách du lịch để đạt được lượng đăng ký lớn.
Giá trọn gói (Package Rate)
Bạn có thể khuyến khích khách hàng sử dụng những dịch vụ khác tại khách sạn như: dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặt xe, giải trí, bữa ăn,…khi đưa ra mức giá trọn gói.
TGiá trọn gói sẽ thấp hơn giá tổng các dịch vụ khi cộng lại, chính vì vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Trong khi đó, khách sạn sẽ đạt được mục tiêu tối đa doanh thu thông qua loại giá này vì có thể bán được nhiều sản phẩm cùng một lúc.
Giá phòng tốt nhất trong ngày (Best Available Rate – BAR)
Trong các loại giá phòng cần biết của khách sạn, chúng ta không thể bỏ qua giá tốt nhất trong ngày.
Giá phòng tốt nhất trong ngày được chia thành 2 loại
Giá tốt nhất trong ngày được chia thành 2 loại: giá linh động và giá phòng hàng ngày.
Giá linh động (Dynamic Rate)
Giá linh động có nhiều mức khác nhau, giá này sẽ được áp dụng và ngừng áp dụng dựa trên tỷ lệ lấp đầy phòng của khách sạn.
Bạn có thể linh động thay đổi giá phòng dựa trên tỷ lệ đặt phòng của khách hàng.
Trường hợp có ít khách đặt phòng, bạn có thể giảm giá đặt phòng sâu hơn để thu hút khách hàng và ngược lại.
Giá hàng ngày (Daily BAR)
Giá hàng ngày là loại giá được xác định trước cho từng loại phòng kết hợp với tỷ lệ lấp đầy.
Giá hàng ngày được xác định theo từng ngày trong tuần, theo dự báo nhu cầu sử dụng phòng, theo mùa, theo nhu cầu của các loại phòng khách sạn hoặc theo những ngày đặc biệt.
Giá sử dụng nội bộ
Có thể có một số phòng được sử dụng với mục đích riêng của khách sạn, những phòng này sẽ được tính giá bằng 0 và được gọi là giá sử dụng nội bộ.
Giá theo dõi
Giá theo dõi là loại giá phòng khách sạn khá đặc biệt, giá này được lấy dựa trên 1 loại giá khác hoặc Group Rate.
Ví dụ: giá linh động-01 được tính dựa trên giá công bố giảm đi 10%.
Có khá nhiều loại giá phòng khách sạn khác nhau, qua bài viết về các loại giá phòng khách sạn, Hotel Link đã tổng hợp lại những loại giá phòng đang có trên thị trường hiện nay. Nếu đang có ý định kinh doanh khách sạn nhưng chưa nắm rõ các loại giá phòng, bạn có thể tham khảo để áp dụng một cách hợp lý cho mô hình kinh doanh của mình.
Hotel Link – Chia sẻ tất cả kiến thức giúp bạn kinh doanh khách sạn thành công.
Relative Posts
Đã Đến Lúc Cập Nhật Website Của Bạn!
Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới ban hành lệnh cách ly,…
Những điều cần biết khi kinh doanh homestay để tránh rủi ro
Kinh doanh lĩnh vực nào cũng đều có sự rủi ro. Tuy nhiên, để thực…
Ứng dụng Wifi Marketing hiệu quả cho khách sạn
Việc Marketing thông qua wifi đã dần trở nên phổ biến,Wifi Marketing được ứng dụng…